Cảm biến nhiệt độ là gì?

Trong hầu hết các ứng dụng công nghiệp, nhiệt độ và áp suất là 2 loại tín hiệu luôn được giám sát chặt chẽ. Đối với tín hiệu áp suất, ta có cảm biến áp suất hoặc đồng hồ áp suất để đo và giám sát. Vậy thì đối với nhiệt độ, ta có gì? Chính xác là ta sẽ có cảm biến nhiệt độ Pt100 để đo và giám sát nhiệt độ trong nhà máy.

Các loại cảm biến nhiệt độ thông dụng

Vậy thì cảm biến nhiệt độ Pt100 là gì? Có mấy loại cảm biến nhiệt độ? Ưu điểm và nhược điểm của từng loại cảm biến nhiệt độ? và còn nhiều thông tin khác nữa mà mình sẽ chia sẻ trong bài viết này.

Hãy cùng mình tìm hiểu nha.

Cảm biến nhiệt độ là gì?

Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị cảm biến chuyên dùng để đo nhiệt độ tại một vị trí nhất định. Vị trí đó có thể là đường ống dẫn khí, trong lò hơi, trong động cơ máy, trong các mô tơ,….

Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ:

Trong hầu hết các ứng dụng trong nhà máy, ta đều thấy bóng dáng của cảm biến nhiệt độ. Bởi vì trong các nhà máy hiện nay, hầu hết các thiết bị đều đã được tự động hóa. Vì thế, sử dụng cảm biến nhiệt độ sẽ tiện lợi và đỡ tốn thời gian hơn rất nhiều so với giám sát nhiệt độ theo cách thủ công.

Các loại cảm biến nhiệt độ?

Tùy theo từng môi trường và ứng dụng khác nhau mà ta sẽ có loại cảm biến nhiệt độ tương ứng. Thông thường ta sẽ có 2 loại chính:

Cảm biến nhiệt độ pt100.

Cảm biến nhiệt độ Can nhiệt (Thermocouple) hay còn được gọi là cặp nhiệt điện.

Vì sao cảm biến nhiệt độ loại Pt100 được dùng nhiều hơn Can nhiệt?

Trên thị trường, ta sẽ bắt gặp loại cảm biến nhiệt độ pt100 được sử dụng nhiều hơn so với cảm biến nhiệt độ can nhiệt, chiếm đến 98-99%.

Lý do giải thích cho việc này là cảm biến nhiệt độ pt100 có một dải đo rất rộng, dao động vào khoảng -200 đến 850 độ C và độ chính xác cao hơn là cảm biến nhiệt độ can nhiệt.

Còn đối với cặp nhiệt điện, nó thường được dùng trong những ứng dụng có nhiệt độ cao như lò hơi hoặc lò nung. Bởi vì loại này có khả năng đo được nhiệt độ cao và duy trì liên tục.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là sai số khá cao.

Và một lý do nữa, là cảm biến nhiệt độ Pt100 có giá thành cao hơn khá nhiều so với cảm biến nhiệt độ Can nhiệt.

Cảm biến nhiệt độ Pt100:

Hay còn được gọi là cảm biến nhiệt độ RTD (Resistance Temperature Detectors). Đây là loại thiết bị dùng để đo nhiệt độ thông qua 1 que dò cảm biến có tích hợp Platinium bên trong. Thành phần Platinium được xem như là thành phần quan trọng nhất của cảm biến nhiệt độ pt100. Và đây cũng là lý do vì sao cảm biến nhiệt độ RTD (cảm biến nhiệt điện trở) thường được gọi chung là cảm biến nhiệt độ Pt100.

Pt100 là gì? Ý nghĩa của Pt100?

Pt100 với Pt là chữ viết tắt của platinum, còn 100 là giá trị 100 ohm(Ω) tại 0oC.

Về nguyên lý hoạt động, cảm biến nhiệt độ Pt100 hoạt động dựa trên nguyên tắc nhiệt điện trở. Nghĩa là điện trở sẽ tăng lên khi nhiệt độ tăng lên. Khi đó, ta chỉ cần đo được giá trị điện trở này thì sẽ quy đổi ngược ra được nhiệt độ.

Ngoài Pt100 ra chúng ta còn có Pt500 , PT1000 , Ni500 , Ni1000 …

Vì sao lại sử dụng Platinium trong chế tạo cảm biến nhiệt độ (Pt100)?

Trong công nghiệp, phần lớn các loại cảm biến nhiệt độ dạng điện trở đều được chế tạo với vật liệu là platinum-một loại kim loại quý có khả năng chịu được nhiệt độ cao.

Với ưu điểm là khả năng chịu được nhiệt độ cao và rất nhạy với nhiệt độ, vì thế nên thường được dùng để chế tạo cảm biến nhiệt độ RTD.



source https://thietbidienbitek.edublogs.org/2022/05/09/cam-bien-nhiet-do-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao nên đầu tư vào điện mặt trời ? - Biteksolar1

Điện năng lượng mặt trời: Hệ thống cộng đồng là gì? - Biteksolar1